Nghệ Thuật Giao Tiếp Và Tôn Trọng Người Vay Trong Thu Hồi .


10th Oct 2020, Góc nhìn về thị trường

Quá trình thu hồi sẽ bớt căng thẳng hơn cho cả hai phía nếu người vay hiểu rằng bạn thực sự mong muốn giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính hiện tại. Những hình thức gay gắt và thúc ép hay thu hồi nợ tại hiện trường đã không còn chứng minh được hiệu quả, ngược lại còn mang đến quá nhiều vấn đề bất cập.

Tại Châu Á, ấn tượng về những nhân viên thu hồi trong mắt người vay thường không mấy tích cực, điều này xuất phát từ cách thức tiếp cận thiếu minh bạch và gắn kết trong hình thức quản lý tín dụng truyền thống. Đối với tổ chức cho vay, khi tiếp cận với những người vay có khoản vay đã quá hạn, điều cần thiết nhất là thấu hiểu những khó khăn và họ đang gặp phải và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất đối với từng trường hợp. Dọa nạt và thúc ép không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết vấn đề khi người vay đang lâm vào cảnh nợ nần và khó khăn cùng cực về tài chính. Câu hỏi đặt ra ở đây là, chúng ta nên làm gì để thấu hiểu và tiếp cận người vay một cách hiệu quả nhất?

Trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp trên toàn thế giới, rất nhiều người rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Đặc biệt là tại Châu Á, nhiều gia đình rơi vào cảnh phá sản, nợ nần. Hàng triệu người mất việc làm, và vô số doanh nghiệp phải đóng cửa. Nhiều gia đình phải đối mặt với mức thu nhập giảm đáng kể và không đủ chi tiêu cho sinh hoạt, chưa kể đến các chi phí phát sinh khác. Ví dụ, chi phí khám chữa bệnh khi mắc COVID, chi phí y tế, v.v. Điều này càng khiến họ không thể chi trả các khoản nợ dù đã quá hạn lâu ngày.

Nắm bắt được những khó khăn mà người vay đang gặp phải sẽ giúp các đơn vị quản lý nợ có chiến lược tiếp cận hiệu quả hơn, đồng thời, xây dựng được hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng. Những người vay nợ làm việc trong các ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn có thể phải đối diện với tình hình tài chính khó khăn trong thời gian dài hạn hơn do đây là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng. Đối với những khách hàng này, các tổ chức thu hồi cần có bước tư vấn và hỗ trợ mang tính giải pháp thấu tình đạt lý thay vì thúc ép, gây căng thẳng cho cả đôi bên,

Hỗ trợ người vay trong giai đoạn khó khăn là bước đi tiên quyết để giải quyết vấn đề, điều này mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và hệ thống tài chính nói chung. Lấy các ngân hàng làm ví dụ. Rất nhiều ngân hàng tại Châu Á đã ghi nhận con số kỷ lục về nợ xấu, dẫn đến thâm hụt nguồn vốn và ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực.

Tại Indonesia, tỷ lệ nợ xấu trong các ngành khai thác khoáng sản, thương mại và sản xuất tăng lên gần 5% sau đại dịch, so với mức trung bình 3.1% theo dữ liệu của OJK. Còn tại Ấn độ, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng có thể đạt ngưỡng tăng 15% vào tháng 3 năm 2021 từ mức 8.5% vào tháng 3 năm 2020 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam cũng đang tăng ở mức đáng lo ngại.

Hỗ trợ người vay giải quyết các khoản nợ quá hạn, về lâu dài, cũng là giải pháp xử lý danh mục nợ xấu khổng lồ mà các ngân hàng đang phải đối diện và từng bước thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế, điều này có lợi có cả bên vay và các tổ chức cho vay tài chính.

Tầm Quan Trọng Của Việc Lắng Nghe Tâm Tư Nguyện Vọng Của Người Vay

Nhiều người hiểu rõ một thực tế rằng, việc chậm trả khoản vay sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến lịch sự tín dụng của họ. Họ có thể sẽ mất tài sản thế chấp, và không được vay tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức cho vay nào nữa nếu bị rơi vào danh sách nợ xấu.

Tuy nhiên, quá trình thu hồi nợ không chỉ tập trung vào việc trả tiền. Chúng ta cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người vay tiền, vì đó là những khách hàng mang lại doanh thu cho các tổ chức cho vay hiện tại và cả trong tương lai. Do đó, hình thức tiếp cận và trao đổi cũng cần được cá nhân hoá đối với từng trường hợp cụ thể. Điều này sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, và sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn.

Người vay có thể bị rơi vào tình trạng quá hạn vì họ không biết đến khoản vay tồn tại hoặc quên thanh toán đúng hạn. Việc tiếp cận ban đầu sẽ giúp người vay xác nhận lại khoản vay của mình – thông qua hình thức trao đổi công bằng và tôn trọng trong quá trình làm việc. Trong trường hợp họ quên trả nợ, chỉ cần nhắc nhở họ về thời hạn thanh toán một cách lịch thiệp hơn, có thể họ sẽ ngay lập tức thanh toán khoản vay của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không dành thời gian để trò chuyện với từng người vay cụ thể, bạn sẽ không nắm bắt được tình hình chính xác và có cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp nhất.

Một số người vay không thanh toán đúng hạn vì họ cố tình né tránh việc tới trực tiếp các chi nhánh giao dịch – có thể vì e ngại tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh. Đối với những trường hợp này, chỉ cần đưa ra các giải pháp thanh toán trực tiếp thuận tiện nhất cho họ.

Cách Thức Hỗ Trợ Đối Với Người Vay

Việc liên hệ người vay đang gặp khó khăn về tài chính cần được thực hiện càng sớm càng tốt, vì nếu thời gian kéo dài càng lâu khoản nợ của họ sẽ ngày càng tăng lên do lãi suất và các khoản phí phạt.

Những người đang vay nợ thường có tâm lý rất e ngại. Do đó, việc tiếp cận cần phải được thực hiện trên tình thần tôn trọng khách hàng. Khi gặp khó khăn về tài chính, mọi người sẽ né tránh việc giao tiếp với người khác và thiếu mức độ tập trung nhất định. Trong cuộc trò chuyện, cần vào thẳng vấn đề, trao đổi rõ ràng về các khoản nợ quá hạn, đưa ra lựa chọn cho người vay và các giải pháp khả thi để giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng nhất.

Một vài người sẽ có thái độ bức xúc khi bị nhắc nhở về các khoản vay chậm trả. Nếu người vay tỏ ra nóng giận trong suốt cuộc trò chuyện, chuyên viên thu hồi cần giữ bình tĩnh và kiên trì thay vì khiến cuộc hội thoại trở nên căng thẳng hơn.

Hãy đưa ra các giải pháp về thanh toán cho người vay nếu họ thực sự cầu thị. Ví dụ, kéo dài thời hạn thanh toán, cho phép người vay có thêm thời gian chuẩn bị tiền. Ngoài ra, các biện pháp như giảm phí trả chậm và gia tăng hạn mức vay cho khách hàng có thể giúp người vay sớm phục hồi được tình hình khó khăn về tài chính. Cần đảm bảo trao đổi cụ thể với người vay về các điều khoản và điều kiện để tránh những hiểu lầm không đáng có trong tương lai.

Ngoài ra, ứng dụng các kênh thanh toán trực tuyến cũng sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Hãy khuyến khích người vay thanh toán và giao dịch trên các kênh này. Thanh toán trực tuyến là giải pháp hữu ích trong thời điểm nhiều người phải cách ly tại nhà như hiện nay.

Một thực tế hiện nay cho thấy, nhiều khách hàng bị rơi vào tình trạng tài chính khó khăn do thiếu kiến thức về quản lý tài chính. Bạn có thể tận dụng các kênh thông tin trực tuyến này để chia sẻ những kiến thức hữu ích về quản lý dòng tiền cá nhân, giúp mọi người tránh được rủi ro về nợ nần và mất kiểm soát tài chính.

Áp Dụng Hình Thức Thu Hồi Mới Đem Lại Hiệu Quả Cao

Quá trình thu hồi sẽ bớt căng thẳng hơn cho cả hai phía nếu người vay hiểu rằng bạn thực sự mong muốn giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính hiện tại. Những hình thức gay gắt và thúc ép hay thu hồi nợ tại hiện trường đã không còn chứng minh được hiệu quả, ngược lại còn mang đến quá nhiều vấn đề bất cập. Tái định nghĩa về thu hồi tín dụng bắt đầu từ giải pháp cá nhân hoá hình thức tiếp cận, mang lại trải nghiệm số hỗ trợ người vay vượt qua các khó khăn về tài chính.